Ngay cả khi đã được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, tác giả/chủ sở hữu vẫn gặp phải các trường hợp nhãn hiệu của mình bị sử dụng trái phép trên thị trường, đặc biệt là trong một thị trường đang rất cạnh tranh như khu vực tỉnh Bình Phước hiện nay. Vậy khi gặp trường hợp như vậy thì cần xử lý như thế nào? Qua bài viết này, Công ty Luật Vạn Phúc Tỉnh Bình Phước sẽ cung cấp một vài thông tin hữu ích tới quý khách hàng áp dụng trong trường hợp xử lý phạm nhãn hiệu

Khi nào thì vi phạm quy định về bảo hộ nhãn hiệu?

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, khi thực hiện các hành vi mà không được sự cho phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đó thì được coi là sử dụng trái phép nhãn hiệu, cụ thể:

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ..

Xử lý vi phạm nhãn hiệu

Khi phát hiện ra nhãn hiệu của mình bị vi phạm, tác giả/chủ sở hữu nhãn hiệu cần thực hiện những việc sau:

Bước 1: Giám định sở hữu trí tuệ của nhãn hiệu

Tác giả/Chủ sở hữu hoặc các người có quyền và lợi ích liên quan có quyền yêu cầu thực hiện giám định nhãn hiệu. Đây không là thủ tục bắt buộc phải thực hiện nhưng kết quả của nó là tài liệu quan trọng được sử dụng trong quá trình xử lý vi phạm và được coi là chứng cứ để cơ quan chức năng giải quyết vụ việc.

Bước 2: Gửi thông báo đến cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm

Sau khi phát hiện ra hành vi vi phạm và có kết quả của việc giám định sở hữu trí tuệ của nhãn hiệu bị vi phạm, tác giả/chủ sở hữu nhãn hiệu gửi thông báo yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm tới cá nhân/tổ chức có hành vi vi phạm. Yêu cầu xin lỗi, công khai cải chính thông tin và bồi thường thiệt hại (nếu có) do hành vi vi phạm gây ra.

Việc thông báo này phải được thực hiện bằng văn bản với các nội dung như sau: căn cứ phát sinh, thông tin văn bằng bảo hộ, phạm vi và thời hạn bảo hộ, thời gian để cá nhân/tổ chức xâm phạm chấm dứt hành vi vi phạm của mình.

Nếu sau khi gửi thông báo và quá thời gian yêu cầu chấm dứt trong thông báo mà cá nhân/tổ chức có hành vi vi phạm vẫn tiếp tục vi phạm thì thực hiện các bước tiếp theo.

Bước 3: Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm

Tác giả/Chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu bị vi phạm có thể nộp hồ sơ yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm nhãn hiệu. Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm, thẩm quyền có thể do nhiều cơ quan nhà nước tiếp nhận và xử lý như sau: Thanh tra Bộ Khoa học và Công Nghệ, thanh tra Sở Khoa học và Công Nghệ; Đội Quản lý thị trường, Chi cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường; Chi cục Hải quan, Tổng cục Hải quan; Trạm Công an cửa khẩu, Công an cấp huyện, Công an cấp tỉnh, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ; UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh và Tòa án nhân dân các cấp.

Hồ sơ yêu cầu xử lý vi phạm nhãn hiệu bao gồm:

  • Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm
  • Chứng cứ chứng minh quyền tác giả/chủ sở hữu hợp pháp
  • Chứng cứ chứng minh lỗi vi phạm
  • Văn bản ủy quyền (nếu có)

Bước 4. Khởi kiện ra Tòa án hoặc Trọng tài

Tác giả/Chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu bị vi phạm có thể gửi đơn kiện hành vi vi phạm nhãn hiệu trái phép của cá nhân/tổ chức khác ra Tòa án hoặc Trọng tài thương mại (nếu các bên tranh chấp có điều khoản thỏa thuận này bằng văn bản).

Ngay khi khởi kiện hoặc sau khi khởi kiện, tác giả/chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như thu giữ, kê biên, niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển hay cấm chuyển dịch quyền sở hữu đối với tài sản nghi ngờ bị vi phạm nhãn hiệu trong các trường hợp sau:

– Đang có nguy cơ xảy ra thiệt hại không thể khắc phục được cho tác giả/chủ sở hữu hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ;

– Hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ bị tẩu tán hoặc bị tiêu huỷ nếu không được bảo vệ kịp thời.

Tóm lại, việc nhãn hiệu bị sử dụng trái phép là điều khó tránh khỏi và khi phát hiện ra hành vi vi phạm chủ sở hữu/tác giả nhãn hiệu cần nhanh chóng, kịp thời đưa ra các phương án giải quyết hợp lý. Nếu có vướng mắc cần được hỗ trợ trong quá trình xử lý vi phạm nhãn hiệu, vui lòng liên hệ Luật Sư Bình Phước để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *