Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều lĩnh vực mà chúng ta cần phải sử dụng hợp đồng để đảm bảo mọi việc luôn được thực hiện theo một khuôn mẫu, quy chuẩn nhất định. Dẫu vậy, một khi các bên trong quan hệ vì lý do chủ quan hoặc khách quan không còn “mặn nồng” với việc thực hiện các “giao kèo” đã thỏa thuận tại hợp đồng thì cũng là lúc, những mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên bắt đầu hiện hữu. 

Dẫu vậy, thực tế cho thấy việc hóa giải sự căng thẳng, tranh chấp giữa các bên chưa bao giờ là điều dễ dàng nếu không có sự hỗ trợ của bên thứ 3 trong vai trò “người kết nối”. Có thể nói, hiện tồn tại khá nhiều cách thức mà bên thứ 3 có thể can thiệp vào vấn đề này, chung quy gồm các phương thức sau:

  1. Hòa giải

Hòa giải được biết tới là phương pháp giải quyết tranh chấp qua một bên thứ ba. Bên thứ ba sẽ xuất hiện để cân bằng quyền lợi các bên tranh chấp, đưa ra một phương án giải quyết tranh chấp và các bên tự nguyện thực hiện phương án đã thỏa thuận. Khi lựa chọn phương thức giải quyết này, các bên có thể thực hiện theo các cách sau:

– Tự hòa giải: là các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thống nhất phương án giải quyết tranh chấp mà không cần tới sự tác động hay giúp đỡ của bên thứ ba nào.

– Hòa giải qua trung gian: các bên tranh chấp tiến hành hòa giải với nhau dưới sự hỗ trợ, giúp đỡ của người thứ ba có thể là cá nhân, tổ chức hay Tòa án.

– Hòa giải ngoài tố tụng: là việc hòa giải được các bên thực hiện trước khi đưa đơn khởi kiện ra cơ quan có thẩm quyền.

– Hòa giải trong tố tụng: được tiến hành tại Tòa án, trọng tài khi các cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn kiện của một bên

Ưu điểm:

– Phương thức giải quyết đơn giản, nhanh chóng, ít chi phí

– Các bên hòa giải theo tinh thần đôi bên cùng có lợi, mỗi bên chịu nhường nhịn nhau 1 chút nên không làm xấu đi mối quan hệ sẵn có giữa các bên.

– Cũng xuất phát từ ý chí của các bên, bởi vậy khi có kết quả hòa giải các bên thường nghiêm túc thực hiện.

Nhược điểm:

  • Nếu hòa giải không thành, chi phí trả cho bên thứ ba cũng là một khoản phát sinh cần cân nhắc.
  • Thời gian giải quyết có thể bị kéo dài do có bên thiếu thiện chí.
  1. Trọng tài

Chỉ được áp dụng phương thức giải quyết này nếu các bên có điều khoản quy định trong hợp đồng từ trước đó. Trọng tài sau khi xem xét sự việc, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

Ưu điểm:

-Trình tự, thủ tục giải quyết đơn giản hơn so với giải quyết tại Tòa án

–  Các bên có quyền lựa chọn, đề xuất Trọng tài viên của bên mình.

Nhược điểm:

-Chi phí tương đối cao

– Việc thực hiện các quyết định trọng tài hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự nguyện của các bên do phán quyết của Trọng tài không mang tính cưỡng chế cao như phán quyết của Tòa án.

  1. Giải quyết tại Tòa án

Khi đã áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp ở trên nhưng các bên vẫn chưa thống nhất được cách giải quyết tranh chấp thì có thể khởi kiện ra Tòa để thực hiện giải quyết theo thủ tục tố tụng của pháp luật.

Ưu điểm:

– Quyết định của Tòa án mang tính cưỡng chế.

– Với nguyên tắc 2 cấp xét xử, khó có thể xảy ra sai sót trong quá trình thực hiện tại Tòa án.

– Án phí giải quyết tại Tòa án thấp hơn lệ phí trọng tài.

Nhược điểm:

– Vì theo trình tự, quy định của pháp luật nên thời gian giải quyết tranh chấp có thể kéo dài hơn dự kiến

Có thể nói, cả 3 cách thức nói trên đều có những ưu, nhược điểm riêng để các bên cân nhắc sử dụng trong việc giải quyết tranh chấp đang có. Dẫu vậy, vai trò và ảnh hưởng của bên thứ 3 trong cả 3 phương thức này đều rất rõ ràng, khi với sự trợ giúp, đại diện của bên thứ 3, các bên trong quan hệ có thể (i) dễ dàng xích lại gần nhau hơn qua phương thức hòa giải; nhận được những hỗ trợ, giúp đỡ ít nhiều khi đại diện giải quyết, trao đổi với cơ quan tài phán (tòa án, trọng tài).

Do đó, không ngoa khi nói để việc giải quyết tranh chấp hợp đồng vừa diễn ra trong thời gian sớm nhất, vừa giữ vững tình “hữu hảo” giữa các bên, các bên trong quan hệ cần tìm được đối tác thứ 3 đủ năng lực – uy tín – chuyên nghiệp để sớm hóa giải những khúc mắc này.

Và chúng tôi, Luật Sư Bình Phước – Công ty Luật Vạn Phúc chi nhánh tỉnh Bình Phước với nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn, chuyên môn vững vàng luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cũng như nguyện vọng nêu trên của quý khách hàng. Để biết thêm chi tiết về dịch vụ, vui lòng liên hệ theo thông tin chi tiết tại….

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *