Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, không tránh khỏi những lúc ban quản trị hay các thành viên, cổ đông của công ty không nhất trí về một vấn đề gì đó hoặc bất đồng ý kiến giữa ban giám đốc và cán bộ nhân viên, những điều này đều được gọi chung là tranh chấp nội bộ công ty. Và trong bối cảnh hiện nay, với nhu cầu thành lập và phát triển doanh nghiệp tại tỉnh Bình Phước ngày một tăng cao thì việc gặp những bất hòa trong nội bộ là điều khó tránh khỏi. Vậy, nếu chẳng may gặp những trường hợp như vậy thì chúng ta cần lưu ý điều gì và phương án giải quyết ra sao, hãy cùng Công ty Luật Vạn Phúc tỉnh Bình Phước nghiên cứu nhé.

Các loại tranh chấp nội bộ công ty

Mâu thuẫn có thể xảy ra từ khi thành lập công ty, trong quá trình hoạt động thay đổi sáp nhập chia tách công ty hay ngay cả khi thực hiện các thủ tục giải thế công ty cũng có thể xảy ra tranh chấp.

Nội dung tranh chấp có thể sẽ là:

  • Cổ đông/Thành viên công ty không góp vốn đủ như cam kết ban đầu nhưng đòi hỏi được quyền lợi đầy đủ như người đã góp vốn đủ;
  • Tranh chấp liên quan tới định giá tài sản góp vốn, tài sản chung của công ty;
  • Tranh chấp về nghĩa vụ và quyền lợi của các cổ đông/thành viên trong công ty như phân chia lợi nhuận, quyền đề cử, ứng cử các vị trí quản lý trong công ty; quyền quyết định các vấn đề quan trọng của công ty,…
  • Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động trong công ty

Giải quyết tranh chấp nội bộ công ty

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc phát sinh tranh chấp trong nội bộ công ty, nhưng chủ yếu là do cơ cấu tổ chức và quy chế điều hành của công ty chưa rõ ràng, lộ trình phát triển chưa sát với thực tế. Đặc biệt có thể là do công ty chưa có  Điều lệ hoạt động hoàn chỉnh hoặc mọi người không tuân thủ đúng theo nội dung quy định của Điều lệ.

Khi phát sinh tranh chấp trong nội bộ công ty, có thể áp dụng các phương pháp giải quyết như sau:

  • Thương lượng, hòa giải: mọi người cần phải bình tĩnh, ngồi xuống giải quyết mọi việc trước tiên theo tinh thần thương lượng, hòa giải. Đây là phương thức giải quyết nhẹ nhàng, đơn giản nhất với thiện chí của các bên liên quan.
  • Theo quy định của công ty: căn cứ vào Điều lệ đã ban hành của công ty để giải quyết. Hình thức giải quyết này buộc mọi người phải tôn trọng quy định chung đã được đặt ra ngay từ đầu, dù nội dung của quy định đó có chặt chẽ hay không. Phương pháp giải quyết này sẽ không gây ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh chung của công ty tuy nhiên đòi hỏi mọi người khi giải quyết phải nhất quán, đồng lòng.
  • Có sự can thiệp của bên thứ 3: thường là luật sư, trọng tài hoặc hòa giải viên. Đây là các đơn vị có tư cách pháp lý độc lập với công ty và cá nhân đang phát sinh tranh chấp. Khi bên thứ 3 đưa ra kết luận giải quyết tranh chấp thì tất cả mọi người phải tôn trọng và tuân theo. Khi phải đưa bên thứ 3 vào giải quyết tranh chấp nội bộ của công ty thì thường sự việc đã khá phức tạp và mối quan hệ giữa các cá nhân đang trở nên căng thẳng.

Như đã nói ở trên, trong khi hoạt động công ty khó tránh khỏi những tranh chấp nội bộ có thể phát sinh, bởi vậy phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra bất cứ một quyết định gì liên quan tới hoạt động của công ty.

Luật Vạn Phúc – nơi cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp nội bộ công ty hiệu quả nhất tại Bình Phước!

Với đội ngũ các luật sư và chuyên viên tư vấn có nhiều năm kinh nghiệm hành nghề và kiến thức chuyên môn sâu rộng, …sẽ đưa ra các phương án giải quyết mâu thuẫn trong tranh chấp nội bộ công ty một cách nhanh chóng và đúng theo quy định của pháp luật. Khi tiếp nhận một vụ việc về tranh chấp nội bộ công ty, Luật Sư Bình Phước sẽ đưa ra các cách giải quyết như sau:

  • Luật sư/Chuyên viên tư vấn tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thông tin sự việc và tra cứu các văn bản pháp luật, văn bản nội bộ của công ty khách hàng để đưa ra phương án giải quyết tranh chấp nhanh và hiệu quả nhất.
  • Sau khi tìm ra phương án giải quyết, …sẽ trao đổi với khách hàng về phương án giải quyết đó và cùng công ty triển khai lên kế hoạch giải quyết tranh chấp một cách sớm nhất tránh kéo dài thời gian gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của công ty.
  • Cử luật sư đại diện bảo vệ cho quyền và lợi ích của công ty tham gia đàm phán, thương lượng giải quyết vụ việc tranh chấp với bên thứ 3 (nếu có)
  • Cử luật sư đại diện tham gia vào các quy trình tổ tụng tại các cơ quan có thẩm quyền (nếu có)

Qúy khách hàng vui lòng liên hệ luatsubinhphuoc.vn để nhận được sớm nhất những hồi âm về các câu hỏi, vấn đề còn thắc mắc về việc giải quyết tranh chấp nội bộ công ty!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *