Bình Phước hiện đang là tỉnh có phát triển về kinh tế với vị trí đắc địa và thuận lợi, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam phải làm các thủ tục gì?

Trong phạm vi bài viết này, Công ty Luật Vạn Phúc chi nhánh Bình Phước sẽ hướng dẫn bạn đọc chi tiết về thủ tục thành lập thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam.Thành Lập Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài là gì?

Công ty có vốn đầu tư nước ngoài là một loại công ty mà các cổ đông chính hoặc các nhà đầu tư chủ yếu là từ nước ngoài. Điều này có nghĩa là phần lớn tiền vốn hoặc nguồn lực của công ty đến từ các tổ chức, cá nhân, hoặc công ty từ các quốc gia khác. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thường được thành lập để khai thác cơ hội kinh doanh, mở rộng quy mô hoặc nắm bắt thị trường bên ngoài quốc gia của các nhà đầu tư.

Điều kiện thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam

Khi nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Các điều kiện chung như sau:

  • Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường đối với Nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại Luật đầu tư năm 2020;
  • Khi thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam, Nhà đầu tư phải có dự án và thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Thành Lập Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài

Quy trình thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam

Để thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư

Như đã đề cập, nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập công ty tại Việt Nam trước hết phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Việc thực hiện thủ tục cấp phép sẽ có sự khác nhau tùy vào Dự án đầu tư có thuộc diện xin chấp thuận chủ trương đầu tư hay không.

Trường hợp 1: Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư

Nếu dự án của nhà đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư thì phải thực hiện thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư. Tùy thuộc vào quy mô, mục tiêu dự án,.. mà cơ quan có thẩm quyền chấp thuận đầu tư có thể là Quốc Hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc UBND cấp tỉnh.

* Hồ sơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư,cam kết chịu chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
  • Bản sao hộ chiếu của Nhà đầu tư nước ngoài hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép hoạt động của tổ chức nước ngoài;
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Nếu dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê hoặccho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cần nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
  • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư nếudự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

* Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Đối với dự án mà thẩm quyền chấp thuận đầu tư thuộc về UBND cấp tỉnh:

  • Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nếu dự án nằmngoài KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
  • Nộptại Ban Quản lý Khu công nghệ cao nếu dự án nằm trong khu công nghệ cao;
  • Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp nếu dự án nằm trong KCN, khu chế xuất, khu kinh tế.

Đối với dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của Quốc Hội hoặc Thủ tướng Chính phủ, thì Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trường hợp 2: Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư

Nếu dự án của nhà đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, thì cần chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

  • Đơnđề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của Nhà đầu tư trong trường hợp cá nhân hoặc tổ chức;
  • Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của Nhà đầutư theo quy định;
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Thỏa thuận thuê/Hợp đồng thuê và các tài liệu khác chứng minh quyền cho thuê của bên cho thuê;
  • Giải trình về công nghệ nếu dự án thuộc diện giải trình;
  • Hợp đồng BCC trong trường hợpdự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các tài liệu trên, Nhà đầu tư nộp hồ sơ đến một trong các cơ quan sau:

  • Đối với dự án đầu tư trong KCN, khu chế xuất, khu kinh tế: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp;
  • Đối với dự án đầu tư trong khu công nghệ cao: Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Ban Quản lý Khu công nghệ cao.
  • Đối với dự án đầu tư ngoàiKCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày cơ quan thẩm quyền nhận hồ sơ hợp lệ sẽ tiến hành cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Bước 2: Thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam

Sau khi nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp. Tùy thuộc vào loại hình công ty mà nhà đầu tư lựa chọn mà hồ sơ có sự khác nhau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên/ Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài nếu là công ty Cổ phần
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật: CMND/CCCD/Hộ chiếu nếu là cá nhân; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép thành lập nếu thành viên là tổ chức;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Nhà đầu tư sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ có thể nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh Cơ quan đăng ký đầu tư.

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Bước 3: Xin các Giấy phép kinh doanh trong một số trường hợp

Để công ty đáp ứng đủ điều kiện hoạt động thì phải thực hiện xin cấp Giấy phép kinh doanh hay còn gọi là giấy phép con.

Thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam phải xin giấy phép con trong các trường hợp sau:

  • Phân phối bán lẻ hàng hóa;
  • Nhập khẩu, phân phối bán buôn dầu, mỡ bôi trơn;
  • Cho thuê hàng hóa trừ cho thuê tài chính; cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;
  • Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, trừ dịch vụ quảng cáo;
  • Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại/thương mại điện tử

Thành Lập Doanh Nghiệp Có Vốn Đầu Tư Nước Ngoài

Dịch vụ thành lập công ty nước ngoài tại Văn phòng Luật sư Bình Phước

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư, Công ty Luật Vạn Phúc đã hỗ trợ cho rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài, trong đó dịch vụ thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam đang được chúng tôi thực hiện nhiều trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Phạm vi dịch vụ của chúng tôi bao gồm:

  • Tư vấn điều kiệnhồ sơ, thủ tục liên quan đến thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam;
  • Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam đầy đủ và nhanh chóng;
  • Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Theo dõiquá trình cơ quan giải quyết hồ sơ, thực hiện giải trình khi có yêu cầu;
  • Hỗ trợ và hướng dẫn nhà đầu tư thủ tục pháp lý sau khi thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam;
  • Tư vấn thực hiện thủ tục xin giấy phép con (nếu có);
  • Hỗ trợnhà đầu tư về các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam. Hãy liên hệ Công ty Luật Vạn Phúc tỉnh Bình Phước để được hỗ trợ thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam khi có nhu cầu.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0932350835