Giải thể doanh nghiệp là vấn đề ngày càng được quan tâm. Bởi hiện nay có nhiều công ty gặp vấn đề trong quá trình kinh doanh dẫn đến không thể tiếp tục hoạt động nữa. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng nắm được các thông tin giải thể công ty vì thủ tục khá phức tạp, dễ dẫn đến những mâu thuẫn và tranh chấp nội bộ công ty. Vậy hãy cùng đội ngũ luật sư …… tìm hiểu những điều cần lưu ý khi doanh nghiệp muốn giải thể trong bài viết này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Các văn bản chuyên ngành theo từng dịch vụ cụ thể.

Các trường hợp doanh nghiệp “bị” giải thể:

Có thể hiểu, giải thể công ty (giải thể doanh nghiệp) là những trường hợp mà công ty cần thực hiện các thủ tục nhằm chấm dứt hoạt động kinh doanh của mình.

Lẽ tất nhiên, việc dẫn đến kết quả không mong muốn nói trên đến từ rất nhiều nguyên nhân. Dẫu vậy, có 4 trường hợp chính dẫn đến việc doanh nghiệp phải giải thể được quy định tại điều 207 Luật doanh nghiệp 2020, cụ thể gồm có:

  • Công ty đến thời hạn kết thúc hoạt động được quy định trong Điều lệ công ty nhưng không có quyết định gia hạn.
  • Doanh nghiệp không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật Doanh nghiệp trong thời hạn 6 tháng liên tục hoạt động nhưng không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
  • Công ty bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trừ trường hợp có quy định khác của Luật Quản lý thuế).
  • Doanh nghiệp giải thể theo quyết định của đối tượng có thẩm quyền:
  • Đối với doanh nghiệp tư nhân: Chủ doanh nghiệp.
  • Đối với công ty hợp danh: Hội đồng thành viên
  • Đối với công ty TNHH: Chủ sở hữu công ty
  • Đối với công ty cổ phần: Đại hội đồng cổ đông.

Những lưu ý cần biết về điều kiện giải thể doanh nghiệp

Theo khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đảm bảo đủ các điều kiện sau:

  • Thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp, bao gồm các khoản như nợ bảo hiểm xã hội, nợ thuế, lương của người lao động và các khoản nợ đối với đối tác làm ăn.
  • Doanh nghiệp đang không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài.

Đặc biệt, trong trường hợp nếu doanh nghiệp không còn khả năng thanh toán thì không thể thực hiện giải thể mà phải thực hiện thủ tục phá sản theo quy định của Luật phá sản. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (trừ trường hợp có quy định khác của Luật Quản lý thuế) cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty.

Trình tự và thủ tục giải thể công ty / doanh nghiệp mới nhất

Theo quy định tại Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020, trình tự và thủ tục giải thể doanh nghiệp được chia là 2 trường hợp.

Trường hợp giải thể theo quyết định của chủ doanh nghiệp

Bước 1. Thông qua NQ, QĐ giải thể doanh nghiệp.

Bước 2. Chủ doanh nghiệp trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp có quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng trong Điều lệ công ty

Bước 3. Gửi NQ, QĐ giải thể và biên bản họp trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày thông qua tới Cơ quan ĐKKD, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp.

Bước 4. Cơ quan ĐKKD có trách nhiệm thông báo tình trạng doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia.

Bước 5. Thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp và chia phần còn lại cho chủ doanh nghiệp.

Bước 6. NĐDTPL của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể cho Cơ quan ĐKKD trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ.

Bước 7. Cơ quan ĐKKD cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKDN sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận NQ, QĐ hoặc 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể.

Trường hợp giải thể vì bị thu hồi GCNĐKDN hoặc theo quyết định của Tòa án

Bước 1. Cơ quan ĐKKD thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia. Đồng thời ra quyết định thu hồi GCNĐKDN hoặc ngay sau khi nhận được quyết định giải thể của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Bước 2. Doanh nghiệp triệu tập họp để quyết định giải thể trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi GCNĐKDN hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Bước 3. Thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp và chia phần còn lại cho chủ doanh nghiệp.

Bước 4. NĐDTPL của doanh nghiệp gửi hồ sơ giải thể cho Cơ quan ĐKKD trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ.

Bước 5. Cơ quan ĐKKD cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKDN sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày nhận NQ, QĐ hoặc 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể.

Luật sư Bình Phước Hỗ trợ doanh nghiệp cần giải thể như thế nào?

Vì trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp không đơn giản dễ dẫn đến những tranh chấp nội bộ công ty và làm chậm tiến độ công việc. Nên Luật sư Bình Phước cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ thực hiện giải thể công ty cho các doanh nghiệp từ A đến Z.

Cụ thể, chúng tôi sẽ tư vấn cho doanh nghiệp những vấn đề pháp lý liên quan và tình trạng hiện tại của doanh nghiệp. Sau đó hướng dẫn doanh nghiệp các bước cần làm và thay mặt doanh nghiệp soạn thảo hồ sơ thực hiện những thủ tục cần thiết theo trình tự pháp luật quy định.

Với những thông tin mà Luật sư Bình Phước cung cấp trên đây, mong rằng các chủ doanh nghiệp đã hiểu bao quát về vấn đề giải thể. Tuy thủ tục phức tạp nhưng đừng lo lắng vì Luật sư Bình Phước luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí cho các công ty trong vấn đề giải thể doanh nghiệp cũng như nhiều trường hợp liên quan đến pháp lý khác.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *