Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và thúc đẩy đầu tư, nâng cao chất lượng cạnh tranh trong lĩnh vực bất động sản toàn quốc nói chung và tại khu vực tỉnh Bình Phước nói riêng, pháp luật Việt Nam đã đề ra những quy định mới nổi bật nhằm tạo điều kiện cho các nhà thầu nước ngoài được phép thực hiện đấu thầu và hoạt động tại Việt Nam.

Cụ thể, một trong những chính sách theo các quy định mới mà nhà thầu nước ngoài cần lưu ý đó là: Các thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động theo từng loại hợp đồng sau khi trúng thầu thực hiện các dự án xây dựng tại Việt Nam. Và để các nhà thầu có thể thực hiện nhanh chóng, hiệu quả nhất những thủ tục này để dự án sớm đi vào hoạt động thì Công ty Luật Vạn Phúc tỉnh Bình Phước xin đề cập một số lưu ý sau:

1. Điều kiện nhà thầu nước ngoài được cấp phép

Các gói thầu được phân ra 2 loại là gói thầu bắt buộc phải áp dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam về nhà thầu và gói thầu không bắt buộc phải theo quy định của Việt Nam về đấu thầu.

Đối với gói thầu bắt buộc phải áp dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam về nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài muốn được cấp phép trước tiên phải đáp ứng được các điều kiện:

  • Đã có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư;
  • Đã có hợp đồng giao nhận thầu

Đối với gói thầu không bắt buộc phải áp dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam về nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài muốn được cấp phép phải đáp ứng được các điều kiện:

  • Đã có quyết định trúng thầu hoặc được chọn thầu của chủ đầu tư;
  • Đã có hợp đồng giao nhận thầu
  • Có đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc nhận thầu theo quy định của pháp luật Việt Nam

Trong mọi trường hợp, nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu. Khi liên danh hoặc sử dụng nhà thầu Việt Nam phải phân định rõ nội dung, khối lượng và giá trị phần công việc do nhà thầu Việt Nam trong liên danh, nhà thầu phụ Việt Nam thực hiện.

Nhà thầu nước ngoài phải cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động nhận thầu tại Việt Nam.

2. Hồ sơ xin cấp giấy phép thầu trong hoạt động xây dựng

2.1. Hồ sơ xin cấp phép bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng theo mẫu;
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) văn bản về kết quả đấu thầu hoặc quyết định chọn thầu hoặc hợp đồng giao nhận thầu hợp pháp;
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và chứng chỉ hành nghề (nếu có) của quốc gia mà nhà thầu nước ngoài mang quốc tịch cấp hoặc nơi mà nhà thầu đang thực hiện dự án cấp;
  • Tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) biểu báo cáo kinh nghiệm hoạt động xây dựng liên quan đến công việc nhận thầu theo mẫu và báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán trong 3 năm gần nhất;
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) hợp đồng liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc hợp đồng với nhà thầu phụ Việt Nam (có trong hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu), trong đó xác định rõ phần việc mà nhà thầu Việt Nam thực hiện;

Trường hợp khi dự thầu hoặc chọn thầu chưa xác định được thầu phụ, khi đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng phải có hợp đồng với thầu phụ Việt Nam kèm theo văn bản chấp thuận của chủ đầu tư và bản sao Giấy đăng ký kinh doanh của nhà thầu phụ Việt Nam;

  • Giấy ủy quyền hợp pháp đối với người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu;
  • Tệp tin chứa bản chụp màu văn bản gốc có định dạng ảnh hoặc định dạng khác (*.pdf) quyết định đầu tư dự án hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.

*Lưu ý: Toàn bộ giấy tờ có trong hồ sơ phải sử dụng tiếng Việt. Đối với các giầy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có công chứng, chứng thực. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các loại giấy phép con của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

2.2. Thời hạn giải quyết

Trong vòng 05 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét và đưa ra yêu cầu bằng văn bản tới đơn vị nộp hồ sơ bổ sung, sửa đổi hồ sơ nếu nhận thấy hồ sơ còn chưa phù hợp hay thiếu nội dung.

Trông vòng 20 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng cho nhà thầu hoặc đưa ra văn bản từ chối và nêu rõ lý do.

Dịch vụ xin Cấp Giấy Phép Cho Nhà Thầu Nước Ngoài nhanh chóng
Dịch vụ xin Cấp Giấy Phép Cho Nhà Thầu Nước Ngoài nhanh chóng

3. Dịch vụ xin Cấp Giấy Phép Cho Nhà Thầu Nước Ngoài tại Luật Sư Bình Phước

Trên đây là tư vấn sơ bộ của Công ty Luật Vạn Phúc tỉnh Bình Phước về vấn đề xin cấp phép cho nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam. Nếu có bất cứ băn khoăn gì cần tư vấn thêm thông tin chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới….theo thông tin phía dưới. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *