Trong hoạt động kinh doanh phần lớn các doanh nghiệp đều phải vay nợ hoặc là chủ nợ của những khách hàng khác. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì vấn đề công nợ ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối của nhiều doanh nghiệp tại Bình Phước. Vậy làm cách nào thu hồi công nợ để tăng nguồn vốn phát triển sản xuất mà vẫn giữ được mối quan hệ kinh doanh với khách hàng?

Với nhiều năm kinh nghiệm thực hiện dịch vụ thu hồi công nợ, công ty luật Vạn Phúc tỉnh Bình Phước sẽ giúp quý khách thu hồi công nợ một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất.

1. Khái quát về công nợ và dịch vụ thu hồi công nợ

Công nợ trong doanh nghiệp được chia làm hai loại là công nợ phải thu và công nợ phải trả. Công nợ phải thu là những khoản nợ mà doanh nghiệp chưa thu lại được từ khách hàng thông qua việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc đầu tư tài chính. Công nợ phải trả là những khoản mà doanh nghiệp chưa thanh toán sau khi đã sử dụng hàng hoá, dịch vụ của các đơn vị khác.

Tài sản nợ có thể là: tiền, nhà đất, kim loại quý và những hàng hoá, dịch vụ khác.

Vậy thu hồi công nợ là gì? Thu hồi công nợ  là quá trình doanh nghiệp tiến hành thu hồi lại những khoản nợ chưa thu được từ khách hàng. Tuy nhiên, việc thu hồi những khoản nợ đó luôn là vấn đề khiến các chủ doanh nghiệp phải ” đau đầu”. Do vậy, việc lựa chọn một đơn vị uy tín, có kinh nghiệm trong việc thu hồi nợ để “đòi lại” giúp những khoản nợ sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí để tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất.

2. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các khoản nợ xấu của doanh nghiệp, có thể kể đến như sau:

– Các khoản nợ sạch không quản lý đúng phương pháp chuyển hoá thành nợ xấu.

– Khách hàng gặp khó khăn về tài chính.

– Khách hàng thắc mắc về chất lượng, số lượng, chủng loại hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp.

– Lừa đảo, lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…

Thông thường cách xử lý của các doanh nghiệp khi gặp phải các khoản nợ khó đòi là: làm văn bản yêu cầu thanh toán, treo nợ, giãn nợ hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân (như thiếu kỹ năng, kinh nghiệm xử lý nợ, thiếu hiểu biết pháp luật..) nên nhiều doanh nghiệp đã gặp phải tình trạng bế tắc khi không đòi được nợ, thậm chí có nguy cơ phá sản.

3. Quy trình thu hồi nợ

Để thu hồi công nợ thì cần xây dựng quy trình xử lý theo thời gian, giải đoạn. Dưới đây là những bước chủ yếu nhất trong quy trình thu hồi công nợ:

Bước 1:

Nhắc nhở, thúc giục khách hàng một cách tế nhị khi đến kỳ hạn thanh toán. Đây là phương án được ưu tiên sử dụng khi xử lý công nợ nhằm mục đích giữ mối quan hệ kinh doanh với khách hàng. Có thể thực hiện nhắc nhở khách hàng thông qua việc gửi email, gọi điện thoại, gửi hoá đơn kèm phương thức thanh toán…

Bước 2:

Đàm phán với khách nợ. Trong trường hợp khách hàng bỏ ngoài tai những nhắc nhở về khoản nợ cần thanh toán thì các doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng phương án thứ hai là đàm phán. Đàm phán là một bước rất quan trọng trong quy trình thu hồi công nợ, đòi hỏi người đàm phán phải có kỹ năng giao tiếp, xử lý khéo léo và am hiểu quy định pháp luật.

Bước 3:

Khởi kiện tại Tòa án theo quy định pháp luật (lưu ý: đảm bảo điều kiện về thời hiệu khởi kiện). Đây là phương án giải quyết cuối cùng áp dụng với những đối tượng cứng đầu, không thể thu hồi nợ. Tuy nhiên, đây là phương án hiếm khi được sử dụng vì mất nhiều thời gian và tiền bạc.

4. Dịch vụ của công ty luật Vạn Phúc tỉnh Bình Phước về thu hồi công nợ

Công ty luật Vạn Phúc tỉnh Bình Phước cung cấp dịch vụ thu hồi công nợ như sau:

– Nghiên cứu hồ sơ, khoản công nợ cần xử lý, đánh giá khả năng thanh toán của khách nợ.

– Xác định nơi cư trú thực tế của bên nợ (trường hợp bên nợ có nhiều nơi cư trú, thay đổi nơi cư trú).

– Tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng quy trình thu hồi công nợ nhanh chóng, hiệu quả nhất.

– Đại diện cho khách hàng đàm phán với bên nợ để yêu cầu trả nợ.

– Trong trường hợp phải thực hiện thủ tục tố tụng khởi kiện ra Toà, Luật Sư Bình Phước – công ty luật Vạn Phúc sẽ hỗ trợ soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ tài liệu khởi kiện; cử luật sư đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích cho khách hàng; tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng trong quá trình thi hành án.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *