Kiểu dáng công nghiệp của một sản phẩm là kết quả của một quá trình sáng tạo của một cá nhân hoặc một tập thể, là tài sản vô cùng có giá trị mà không phải ai cũng biết cách giữ gìn. Để đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền, trước hết nó phải có tính mới so với trên thế giới và so với chính nó, được thực hiện thủ tục đăng ký trước khi đưa kiểu dáng công nghiệp đó ra cộng đồng.
Phần tiếp theo của bài viết, Công ty Luật Vạn Phúc tỉnh Bình Phước xin đề cập chi tiết quy trình và những vấn đề mà khách hàng cần lưu ý khi thực hiện thủ tục này, cụ thể như sau:
Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Kiểu dáng công nghiệp có thể hiểu là hình dáng bên ngoài của một sản phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp của các yếu tố đấy (tạo thành bản thiết kế sản phẩm).
Sản phẩm ở đây có thể được hiểu là bất cứ đồ vật, thiết bị, phương tiện, bộ phận dùng để lắp ráp,…có cấu trúc và công dụng rõ ràng, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp và nó có khả năng lưu thông độc lập trên thị trường.
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì? Vì sao cần đăng ký kiểu dáng công nghiệp?
Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là việc một cá nhân hoặc tổ chức nộp Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp lên Cục Sở hữu trí tuệ nhằm thừa nhận quyền sở hữu công nghiệp của cá nhân hoặc tổ chức đó với kiểu dáng công nghiệp có trong đơn. Sau khi xem xét đơn đăng ký, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ghi nhận kiểu dáng công nghiệp, chủ sở hữu và tác giả của kiểu dáng công nghiệp đó và Sổ đăng ký quốc gia về kiểu dáng công nghiệp và cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp cho chủ sở hữu của nó.
Những người sau đây có quyền thực hiện việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
- Cá nhân (có thể là một người hoặc một nhóm người) trực tiếp tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng sự sáng tạo, kinh phí, phương tiện vật chất của bản thân
- Tổ chức, cá nhân cung cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho các đối tượng ở mục 1 dưới hình thức thuê việc, giao việc nếu các bên không có thỏa thuận nào khác
- Trường hợp có nhiều cá nhân, tổ chức cùng đầu tư giống như mục 2, thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đều có quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp khi tất cả các bên đồng đều ý
Cần phải thực hiện việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp càng sớm càng tốt vì những lý do sau:
- Quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp chỉ phát sinh từ khi có Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được cấp theo quy định của pháp luật.
- Thời gian bảo hộ kiểu dáng công nghiệp lên tới 15 năm, chủ sở hữu có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp mà mình đang được bảo hộ.
- Trong thời gian được bảo hộ, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp có quyền mua bán, chuyển nhượng, độc quyền sử dụng, chuyển quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp đó để thu lại phần nào các chi phí đầu tư ban đầu và hưởng lợi nhuận từ chất xám của mình.
Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp bao gồm những gì?
Khi thực hiện nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp, cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp
- 5 bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp
- Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn
Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp được thực hiện theo mẫu số 03-KDCN, ban hàng trong Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Hồ sơ đăng ký phải được làm bằng tiếng Việt, các tài liệu bằng ngôn ngữ khác chỉ được dùng để đối chiếu, tham khảo khi cần thiết.
*Lưu ý: Mỗi đơn chỉ được đăng ký một kiểu dáng công nghiệp của một hoặc một bộ sản phẩm.
Kiểm tra tính mới của kiểu dáng công nghiệp trước khi thực hiện đăng ký bảo hộ tại Cục sở hữu trí tuệ
Bạn có thể tự mình kiểm tra hoặc sử dụng dịch vụ của Cục sở hữu trí tuệ để tra cứu thông tin về kiểu dáng công nghiệp từ các nguồn sau:
- Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ ban hành hàng tháng
- Đăng bạ quốc gia về kiểu dáng công nghiệp được lưu trữ tại Cục Sở hữu trí tuệ
- Cơ sở dữ liệu kiểu dáng công nghiệp và các thông tin liên quan được thu thập và lưu trữ tại Cục sở hữu trí tuệ
- Cơ sở dữ liệu về các kiểu dáng công nghiệp được nộp lưu quốc tế theo Thỏa ước La Hay do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố trên internet
Nhìn chung, việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là điều cần thiết thực hiện càng sớm càng tốt để bảo vệ tối đa quyền lợi của tác giả/chủ sở hữu của kiểu dáng công nghiệp đó. Và chúng tôi Luật Sư Bình Phước – Công ty Luật Vạn Phúc tỉnh Bình Phước chuyên cung vấp các dịch vụ tư vấn, thực hiện thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ với đội ngũ luật sư và chuyên viên tận tâm, chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ và đảm bảo quý khách hàng thực hiện thủ tục nhanh chóng và thành công!
Bài viết liên quan: